Kết quả tìm kiếm cho "giá vịt đi ngang"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 65
Khi những cơn mưa kéo dài nhiều ngày thấm ướt núi rừng, thì các bụi le già bắt đầu “nhú” măng. Với người dân địa phương, đây chính là “lộc” núi rừng ban tặng. Thu hoạch măng le đã giúp nhiều hộ gia đình có thêm thu nhập, trang trải cuộc sống.
Mùa lúa chín, trên những cánh đồng bát ngát in dấu chân của người chăn vịt. Quanh năm, họ lấy bờ đê làm nhà tạm bợ, ruộng đồng làm nơi mưu sinh, phiêu bạt khắp nơi theo đàn vịt.
Mùa lúa chín vừa gặt xong, nông dân tất bật vệ sinh đồng ruộng, cày ải, phơi đất chuẩn bị gieo sạ vụ tiếp theo. Quanh năm, bà con quần quật trên đồng để mang hạt ngọc vươn xa thế giới.
Quanh năm, dòng Mekong che chở, bao dung biết bao phận đời mưu sinh theo sóng nước. Theo vòng quay thời gian, mùa lũ đi qua thì đến con nước lớn ròng xuôi ngược. Ngư dân tiếp tục bám sông, ngày đêm khai thác cá để kiếm thêm thu nhập.
Sáng sớm, ghé thăm công trình cao tốc (Châu Đốc- Cần Thơ - Sóc Trăng) mới thấy hết không khí hăng say lao động của công nhân và kỹ sư cầu đường nơi đây. Dù nắng hay mưa, họ vẫn làm xuyên suốt để đẩy nhanh tiến độ công trình, mở ra diện mạo mới cho vùng ĐBSCL thêm khởi sắc.
Hồ Ông Thoại tọa lạc dưới chân núi Sập (huyện Thoại Sơn) có diện tích mặt nước rất rộng, ôm ấp xung quanh dãy núi. Hồ nước trời này trông giống “Vịnh Hạ Long”, không nơi nào ở miền Tây sở hữu được.
Mờ sáng, ven tuyến kênh Mặc Cần Dưng (huyện Châu Thành), hàng trăm ghe, xuồng cập bến cân ốc cho chủ vựa, tạo không khí sôi động làng quê mùa nước nổi. Nhờ sản vật “trời ban” trên đồng lũ, bà con có thu nhập ổn định, không phải “ly hương” lên phố tìm việc làm bấp bênh.
Trong bộn bề vòng quay cuộc sống, đâu đó trên đường chúng ta bắt gặp những con người đôn hậu, chất phác tự nguyện rà đinh, vá đường, đem lại an toàn giao thông, tạo hiệu ứng tốt trong xã hội.
Cầm cuốn sách ảnh nghệ thuật nặng cả cân đóng bìa cứng trang trọng, 'Chưng cất bước chân mình' khiến người xem tin chắc tác giả đã chọn lựa kỹ những tác phẩm ảnh của cuộc hành trình sáng tác trải dài khắp mọi miền đất nước.
Không ít người, khi đã gắn bó đời mình nhiều năm với biển đảo, dù còn nhiều thiếu thốn, thời tiết khắc nghiệt, đã lần nữa tìm cơ hội ở lại, chưa muốn về đất liền. Nếu ai có trở lại đảo Trường Sa đôi lần, vẫn có thể bắt gặp bóng dáng thân quen của những người dân, vài năm lại chuyển tới sống ở đảo mới, nhưng luôn hồn hậu cười tỏa sáng...
Mỗi lần đi ra bến, các bà, các chị đều đem theo thau quần áo. Chiếc thau nhôm nào cũng đục cái lỗ, cột sợi dây, chi vậy trời? Rồi tôi cũng có câu trả lời khi lần đầu xuống bến tắm sông cùng chị Tím.
Cô Xoan thẫn thờ ngước đôi mắt buồn rười rượi nhìn lên. Trên cao những cành xoan rùng mình phe phẩy những cánh tay đưa tiễn cùng với bao nhiêu là những chiếc lá xanh xanh đồng loạt rì rào tấu lên những lời chúc phúc chắc chỉ mình cô mơ hồ cảm được.